Nguyên nhân Chảy_máu_chất_xám

Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:

  1. Lương cao, mức sống cao
  2. Nền khoa học - công nghệ cao
  3. Môi trường học tập và làm việc tốt
  4. Cơ chế tuyển dụng công bằng
  5. Có chính sách ưu đãi đối với người tài.[2]

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao. Tình trạng này dẫn đến các chính sách cạnh tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di dân, cấp visa việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các quỹ nghiên cứu hoặc quỹ học bổng,...

Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).[3]

Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự nghiệp,...[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chảy_máu_chất_xám http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/vi%E1%BB... http://www.collectionscanada.ca/immigrants/ http://www.maytree.com/HTMLFiles/brain_drain.htm http://www.merriam-webster.com/dictionary/brain+dr... http://www.payvand.com/news/12/may/1297.html http://www.time.com/time/europe/magazine/printout/... http://www.spiegel.de/unispiegel/jobundberuf/spieg... http://www.jrc.es/home/report/english/articles/vol... http://www.census.gov/prod/2003pubs/censr-12.pdf#s... http://www.nsf.gov/statistics/srs07203/